|
Hơn bốn năm triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo, Ban thường vụ thành ủy Tam Kỳ đã chỉ đạo Ban Dân vận thành ủy tổ chức hội thảo về "Nâng cao chất lượng phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ" để rút ra những kinh nghiệm hay nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua và xây dựng các mô hình dân vận khéo trong tình hình mới. |
Trong hơn 1 tháng qua, kể từ giữa tháng 4/2013, Khối Dân vận Đảng ủy các xã, phường đã tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng phong trào thi đua Dân vận khéo” đã có trên hàng trăm ý kiến tham gia thảo luận có chất lượng mang tính lý luận và thực tiễn cao, trình bày tại hội thảo cấp cơ sở. Sau hội thảo cấp cơ sở, Ban Dân vận Thành ủy đã nhận được 20 tham luận bằng văn bản của Khối Dân vận Đảng ủy các xã, phường, các hội, đoàn thể gửi về tham gia hội thảo.
Ngày 28/5/2013, Ban Dân vận Thành ủy tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng phong trào thi đua Dân vận khéo”; với tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, có 14 tham luận trình bày tại hội thảo. Những ý kiến tham luận tại hội thảo hôm nay cũng như những tham luận gửi về cho Ban Tổ chức đã khẳng định những thành tựu mà phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn Tam Kỳ đã đạt được trong thời gian qua. Chính từ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận nên các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể từ thành phố đã triển khai tổ chức thực hiện phong trào thi đua và xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” được đều khắp với nội dung, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú đã tập hợp tổ chức cho đoàn, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hội thảo cũng đã chỉ ra những tồn tại hạn chế yếu kém trong phong trào thi đua và xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” đó là: về nhận thức, về công tác phối hợp, về kiểm tra giám sát, sơ tổng kết, về kinh phí, về công tác cán bộ làm công tác dân vận các cấp và công tác dân vận của chính quyền ở một số cấp ủy Đảng vãn còn hạn chế, thiếu đồng bộ.
Từ thực tiễn phong trào thi đua và xây dựng mô hình “Dân vận khéo”; đặc biệt là qua những tham luận trong hôi thảo có thể rút ra những bài học kinh nghiệm lớn để đưa phong trào thi đua và xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” trong thời kỳ mới, đó là:
Một là, Các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở phải nhận thức đầy đủ và xác định đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trong giai đoạn cách mạng hiện nay để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện phong trào và xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”.
Hai là, Việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào thi đua và các mô hình “Dân vận khéo” phải xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong từng khu dân cư, hội - đoàn viên của từng tổ chức đoàn thể; Lấy lợi ích chung của khu dân cư làm điểm tương đồng; lấy sự tiến bộ và nâng cao đời sống của khu dân cư làm mục đích của cuộc vận động, "Lấy sức dân chăm lo cho dân" làm phương châm, lấy đoàn kết toàn dân làm chìa khóa để thực hiện nâng cao dân trí, thực hiện dân chủ, cải thiện dân sinh nhằm huy động sự quyết tâm và tinh thần tự giác, tự lực, tự cường của mọi người dân trong việc thi đua thực hiện phong trào và xây dựng các mô hình "Dân vận khéo".
Ba là, Thực hiện tốt việc phối hợp của cả hệ thống chính trị trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua và xây dựng mô hình "dân vận khéo". Phối hợp chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng tổ chức thành viên trong quá triển khai thực hiện phong trào thi đua và xây dựng các mô hình "Dân vận khéo". Chú ý triển khai, nhân rộng các mô hình, điển hình tốt trên địa bàn, tránh chạy theo thành tích, nặng hình thức trong tổ chức phong trào thi đua và xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” ở địa phương.
Bốn là, Phát huy tốt vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội đoàn viên các cấp trong xây dựng và thực hiện phong trào. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác dân vận ở cơ sở, tăng cường công tác dân vận của chính quyền.
Năm là, Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác dân vận cho phù hợp với thực tiễn trong tình hình mới.
Đây là những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phong trào thi đua và xây dựng các mô hình, điển hình "dân vận khéo" trên địa bàn thành phố Tam Kỳ mà có thể vân dụng để tổ chức nâng cao chất lượng phong trào thi đua "dân vận khéo" trong tinh hình hiện nay.